Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Hon Non Bộ 16


Một hòn non bộ đẹp đối với cách chơi của người Việt là phải đạt được sự hài hòa trong tất cả các yếu tố như đá tự nhiên, nước, cây xanh cũng như các chi tiết trang trí bằng gốm sứ đi kèm. Tất cả kết hợp lại tạo ra một cảnh sắc giống như một cảnh sơn thủy thu nhỏ của tự nhiên.


Hòn non bộ có một địa vị quan trọng trong cách bài kế sân vườn và kiến trúc cổ Việt Nam. Nhà dân gian thường đặt hòn non bộ ở sân trước làm cảnh đón khách. Trong sân chùa, sân đền cũng dùng hòn non bộ như tấm bình phong để chắn yểm tà cùng tô điểm thêm cho cảnh quan cảm giác thoát tục thanh tịnh.

 

Đá dùng để đắp non bộ thường thì là những loại đá xốp dễ hút nước từ trong bồn lên để nuôi cây như đá san hô là hợp nhất. Đá cứng như đá vôi thì cần có khe nứt, kẽ gân để làm mạch nước. Dạng đá thì trong khi người Nhật và Hoa thích những loại đá hình thù dị kỳ nhưng tiêu chuẩn của người Việt khi đắp hòn non bộ là đá phải có dạng giống ngọn núi hay hải đảo, có thực tính hơn.


Núi đắp thì thường có số lẻ như 1, 3, 5… ngọn, chứ không đắp số chẵn 2,4,6… ngọn bao giờ, đó là vì theo quan niệm thì những gì lẻ vẫn tự nhiên hơn. Trong nghệ thuật hòn non bộ, cái trọng tâm là hồn của đá, cây xanh chỉ được sắp xếp tô điểm thêm nét tự nhiên cho núi giả chứ không phải trọng tâm của tiểu cảnh nên thế cây không phải quá nghiêm ngặt như phép chơi bonsai của Nhật; tuy nhiên vẫn phải theo tỉ lệ, cây không thể cao to hơn núi… bởi mục đích của nghệ thuật non bộ là thu hút người xem tổng thể hài hòa: ngọn núi cao, mặt nước lặng; cây xanh và những vật trang trí trên ngọn núi, nét gần xa trong thiết kế tiểu cảnh…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét